Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Những điểm mạnh và hạn chế khi bạn lắp năng lượng mặt trời trên mái nhà?

Những điểm mạnh và hạn chế khi bạn lắp năng lượng mặt trời trên mái nhà?
Những điểm mạnh:
Hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ hoạt động tốt phụ thuộc vào diện tích bề mặt tấm pin chịu ánh sáng mặt trời nhiều hay ít. Chính vì vậy khâu vệ sinh hệ thống điện mặt trời sẽ là một việc quan trọng giúp thông thoáng bề mặt tấm pin mặt trời. 
 Một hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có xu hướng thích hợp hơn với những khách hàng như sau:
 
Muốn tối ưu hoá thời gian hoàn vốn.
Muốn thiết lập một hệ thống đơn giản.
Không có nhiều không gian diện tích.
Muốn chi tiêu ít tiền hơn.
Ít tốn vật liệu, nhân công và chi phí đầu tư:
Một điều làm cho hệ thống năng lượng mặt trời trên mái dễ bán hơn là nó yêu cầu ít thời gian, công sức và tiền bạc để cài đặt và vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

 
Khi bạn đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà, thì cũng giống như phần khó khăn, phức tạp của quy trình lắp đặt đã có sẵn. Bạn không phải tìm cách đào một cái hố, không phải khảo sát loại đất, không phải thuê và mua các công cụ, vật liệu đắt tiền…
 
Tận dụng không gian ít dùng đến:
Đa phần, dự án trên mái được sử dụng nhiều ở những khu dân cư đông đúc, ít có không gian đất trống. Ở những nơi này, không gian trống hiếm hoi có được chỉ là một cái sân, vườn nhỏ trong khuôn viên nhà. Diện tích này thì quá ít để có thể lắp đặt một hệ thống dưới đất.
 
Ngay cả đối với những người có nhiều đất, vài người trong họ cũng vẫn lựa chọn lắp đặt trên mái bởi họ cho răng như vậy sẽ giúp khuôn viên nhà họ trong gọn gàng hơn. Thay vì dùng đất trống để đặt năng lượng mặt trời thì họ tận dụng mái nhà và để mảnh đất đó trồng trọt hoặc chăn nuôi. Chú ý phải vệ sinh tấm pin mặt trời dọn dẹp sạch bụi bẩn, rác, lá cây trên mái nhà để thông thoáng tấm pin giúp nó hoạt động tốt.
Những điểm mạnh và hạn chế khi bạn lắp năng lượng mặt trời trên mái nhà?
 
Có thêm tính năng cách nhiệt và bảo vệ mái nhà:
Một lợi ích bất ngờ cho một hệ thống gắn trên mái đáng kể là nó bảo vệ mái nhà khỏi các yếu tố từ bức xạ tia cực tím, gió, mưa và tuyết. Nó cũng sẽ giúp cách nhiệt cho ngôi nhà của bạn. Nếu bạn sống ở vùng ngoại ô, đây có thể là một cách hay để giữ cho ngôi nhà của bạn ấm áp tự nhiên hơn vào ban đêm cũng như mát mẻ hơn vào trưa nắng.
 
Theo tờ báo Earth Sky, một sinh viên tại UC San Diego phát hiện ra các tấm pin năng lượng mặt trời có thể giữ cho mái nhà mát hơn trung bình khoản 5oF, giúp cho ngôi nhà tiết kiệm được 5% chi phí để làm mát.
 
 
Những hạn chế:

Điều gì khiến một số người không lựa chọn kiểu lắp đặt trên mái nhà? – Dưới đây là một vài nhược điểm cần kể đến:
 
Khó tiếp cận hệ thống bởi phải leo trèo cao.
Có thể ít hiệu quả hơn và phụ thuộc vào vị trí, hướng nhà bạn.
Khó khăn hơn khi muốn bảo trì, sửa chữa.
Giới hạn về không gian.
Khả năng truy cập để khắc phục sự cố khó khăn hơn:
Bất cứ ai đã từng leo lên mái nhà để làm các công việc như kiểm tra bồn nước, dọn vệ sinh mái nhà, thay bóng đèn…đều có thể cảm nhận được sự khó khăn và nguy hiểm ra sao. Do đó, việc lắp đặt hệ thống mặt trời trên mái cũng vô cùng khó khăn trong việc bảo trì, vệ sinh khi gặp sự cố. Nhưng có một việc đơn giản là sử dụng máy rửa pin mặt trời thì công việc vệ sinh tấm pin trên mái nhà dễ dàng hơn bao giờ hết. 
 
Kém hiệu quả hơn:
Dự án năng lượng mặt trời trên mái hiếm khi có được hiệu quả tốt như khi lắp trên mặt đất. Các tấm pin gắn trên mái là cố định và không thể lúc nào cũng đối diện trực tiếp với ánh chiếu của mặt trời. Giữa các mùa khác nhau ánh sáng mặt trời sẽ chiếu với các hướng và góc khác nhau, vì vậy khi có sự thay đổi đó mà các tấm pin thì vẫn cố định một hướng thì sẽ làm giảm sản lượng.
 
Hạn chế về không gian:
Bạn thiết lập một hệ thống mặt trời trên mái nhà phù hợp với nhu cầu điện của gia đình, nhưng trong tương lai có thể mức tiêu thụ điện của gia đình bạn tăng lên. Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ muốn mở rộng quy mô lớn hơn nhưng sẽ rất có thể diện tích mái nhà của bạn không còn đủ để bạn có thể gắn thêm các tấm pin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét